Những nguồn năng lượng tái tạo chính ở Việt Nam
Điện Mặt trời
Điện Mặt trời
Tiềm năng năng lượng Mặt trời được phản ánh qua số giờ nắng, trung bình năm ở nước ta có khoảng 1.400 – 3.000 giờ nắng, lớn nhất là vùng đồng bằng duyên hải cực Nam Trung Bộ và một phần lãnh thổ của phía Đông Nam Bộ, ít nhất là sườn phía đông Hoàng Liên Sơn và phần lớn khu vực Đông Bắc và do đó, việc khai thác tiềm năng năng lượng Mặt trời ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Nhà máy Intel đã đầu tư khoảng 1,1 triệu USD vào hệ thống năng lượng điện mặt trời trong khu vực văn phòng, là hệ thống điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam. Hệ thống hoạt động trên tổng diện tích 3.270m2, được làm từ 1092 tấm pin năng lượng mặt trời cùng 21 bộ biến điện được kết nối với nhau bởi hơn 10.000m dây cáp. Dự án có khả năng phát được 321.000KWh điện và hạn chế tới 221.300kg lượng khí CO2 thải ra hàng năm tương đương với số khí CO2 thải ra từ 610 chiếc xe máy lưu hành trên các đường phố ở các đô thị nước ta hiện nay.
Điện gió
Với lợi thế đường bờ biển trải dài, cùng địa hình thuận lợi, việc xây dựng các trạm điện bằng sức gió là một giải pháp có thể giúp nâng cao sản lượng điện của Việt Nam trong những năm tới.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió với trên 3.000 km2 đường bờ biển. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ phát triển 800 MW điện gió vào năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng nhu cầu điện. Mục tiêu là phát triển 2.000 MW điện gió vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030.
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m, 7 – 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió với trên 3.000 km2 đường bờ biển. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ phát triển 800 MW điện gió vào năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng nhu cầu điện. Mục tiêu là phát triển 2.000 MW điện gió vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030.
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m, 7 – 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW.
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu được khởi công ngày 9.9.2010, có quy mô 62 trụ tua bin gió, công suất 99,2 MW, điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm
Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam từ Cần Giờ đến Kiên Giang có diện tích rộng và rất nông, độ sâu khoảng 30m, nên có tiềm năng phát triển tốt điện gió biển. Hiện nay, Công ty Công Lý Cà Mau đang đi tiên phong xây dựng và triển khai các nhà máy điện gió ven biển tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Giờ với mật độ 100MW/5km2, với khoảng cách giữa các tuôc bin gió trục đứng 1,5MW cao 80m, chiều dài cánh quạt 42,5m. Tổng diện tích mặt biển dự tính gần 3000 ha với công suất 600MW. Tháng 9/2012 công viên điện gió ven biển Bạc Liêu đã hòa lưới điện quốc gia và đạt 15MW.
Năng lượng sinh khối
Nguồn sinh khối rất đa dạng và phong phú. Theo cách hiểu hiện nay, thì sinh khối (biomass) là nhiên liệu rắn trên cơ sở sinh khối, còn nhiên liệu sinh học (biofuel) là những nhiên liệu lỏng được lấy từ sinh khối và khí sinh học (biogas) là sản phẩm của quá trình phân giải yếm khí của các chất hữu cơ. Xu thế chung của thế giới hiện tại là xúc tiến sử dụng năng lượng tái tạo sinh học, đó là năng lượng thu được từ các phụ phẩm nông nghiệp, chất thải sinh học như:rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ dừa, gáo dừa, củi…Năng lượng sinh khối được xem là dạng năng lượng tái tạo, trữ lượng lớn, giá thành rẻ có thể cạnh tranh được về hiệu quả kinh tế so với các nguồn năng lượng khác. Là một nước nông nghiệp nên hàng năm các phế thải sau thu hoạch và sau chế biến như: rơm, rạ, trấu, bã mía…đã tạo ra nguồn sinh khối dồi dào, tương đương khoảng 43 – 46 triệu tấn dầu quy đổi.
Theo thống kê của FAO, Việt Nam mỗi năm có khoảng 45 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ nhiều nguồn vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. CTR nông thôn được sinh ra chủ yếu do hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất làng nghề và của 43 nhà máy đường. Lượng chất thải rắn này ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm, và một lượng nhỏ sinh khối còn lại được sử dụng cho các mục đích khác như: làm nấm rơm, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sấy lúa và các nông sản…
Bên cạnh các phế phụ phẩm nông nghiệp thì các chất thải động vật có thể sử dụng như nguồn năng lượng sinh khối (biogas). Tiềm năng năng lượng khí sinh học xấp xỉ 10 tỷ m3/năm, từ các nguồn rác thải, chất thải gia súc và phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, cùng với phát triển chăn nuôi, biogas là một trong những nguồn năng lượng quan trọng. Sử dụng công nghệ biogas là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đầu vào cho các hầm biogas có thể được phân thành 2 nhóm: động vật và cây trồng
Các nguồn nhóm động vật bao gồm phân động vật, phân người và chất thải từ các nhà máy chế biến thủy sản và các cơ sở giết mổ
Theo thống kê của FAO, Việt Nam mỗi năm có khoảng 45 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh từ nhiều nguồn vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. CTR nông thôn được sinh ra chủ yếu do hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất làng nghề và của 43 nhà máy đường. Lượng chất thải rắn này ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm, và một lượng nhỏ sinh khối còn lại được sử dụng cho các mục đích khác như: làm nấm rơm, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sấy lúa và các nông sản…
Bên cạnh các phế phụ phẩm nông nghiệp thì các chất thải động vật có thể sử dụng như nguồn năng lượng sinh khối (biogas). Tiềm năng năng lượng khí sinh học xấp xỉ 10 tỷ m3/năm, từ các nguồn rác thải, chất thải gia súc và phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, cùng với phát triển chăn nuôi, biogas là một trong những nguồn năng lượng quan trọng. Sử dụng công nghệ biogas là giải pháp hữu hiệu cho phép kết hợp hài hòa giữa cung cấp năng lượng với giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đầu vào cho các hầm biogas có thể được phân thành 2 nhóm: động vật và cây trồng
Các nguồn nhóm động vật bao gồm phân động vật, phân người và chất thải từ các nhà máy chế biến thủy sản và các cơ sở giết mổ
Chất thải rắn sinh hoạt
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở nước ta phát sinh trung bình khoảng 25,5 triệu tấn/năm. Trong đó, CTRSH khu vực đô thị phát sinh khoảng 38 nghìn tấn/ngày, khu vực nông thôn phát sinh khoảng 32 nghìn tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom CTRSH khu đô thị đạt hơn 85%, khu vực nông thôn khoảng từ 45% đến 50%… Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp. Rác thải nhựa ở đại dương sẽ phá hủy môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của các loại thủy, hải sản. Trên đất liền, rác thải nhựa có ở nhiều nơi và gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống con người. Đáng nói, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta chiếm khoảng từ 8 đến 12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Về công nghệ xử lý CTRSH, chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, ủ sinh học làm phân hữu cơ, hoặc đốt. Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp chiếm đến 75% tổng lượng CTRSH phát sinh hằng năm. Ðáng lo ngại, hiện nay các bãi chôn lấp đã quá tải và một số bãi chôn lấp gây ô nhiễm, không hợp vệ sinh, tạm bợ, lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước, quá tải, không được che phủ bề mặt, không phun hóa chất khử mùi và diệt côn trùng…
Về công nghệ xử lý CTRSH, chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, ủ sinh học làm phân hữu cơ, hoặc đốt. Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý CTRSH bằng công nghệ chôn lấp chiếm đến 75% tổng lượng CTRSH phát sinh hằng năm. Ðáng lo ngại, hiện nay các bãi chôn lấp đã quá tải và một số bãi chôn lấp gây ô nhiễm, không hợp vệ sinh, tạm bợ, lộ thiên, không có hệ thống thu gom và xử lý nước, quá tải, không được che phủ bề mặt, không phun hóa chất khử mùi và diệt côn trùng…
Trong thành phần rác thải có gần 20% chất thải khó hoặc không thể phân hủy, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm rất nghiêm trọng môi trường, đe dọa trực tiếp tới sự phát triển bền vững. Trên quan điểm môi trường thì rác thải không phải là thứ vứt đi, từ rác có thể tạo thành điện. Theo tính toán, từ 1 tấn rác hữu cơ, có thể thu được từ 150 – 250m3 biogas.
Bên cạnh đó, điện rác đang là xu hướng công nghệ đáng chú ý hiện nay trên thế giới, do vậy Việt Nam cần tập trung nguồn lực đầu tư, hoặc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển công nghệ điện rác. Các tỉnh, thành phố cần khuyến khích, ưu tiên các nhà máy xử lý CTRSH tập trung, công nghệ hiện đại và công suất lớn, nhất là nhà máy ứng dụng công nghệ điện rác tiên tiến. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, tạo khí biogas phát điện, chất đốt từ nguồn CTRSH tại địa phương và gia đình mình, nhằm hạn chế lượng CTRSH phát sinh phải thu gom tập trung…
Bên cạnh đó, điện rác đang là xu hướng công nghệ đáng chú ý hiện nay trên thế giới, do vậy Việt Nam cần tập trung nguồn lực đầu tư, hoặc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển công nghệ điện rác. Các tỉnh, thành phố cần khuyến khích, ưu tiên các nhà máy xử lý CTRSH tập trung, công nghệ hiện đại và công suất lớn, nhất là nhà máy ứng dụng công nghệ điện rác tiên tiến. Khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ, tạo khí biogas phát điện, chất đốt từ nguồn CTRSH tại địa phương và gia đình mình, nhằm hạn chế lượng CTRSH phát sinh phải thu gom tập trung…
Địa nhiệt
Nguồn năng lượng địa nhiệt cũng phong phú với hơn 200 điểm nước nóng, nước khoáng nhưng cũng chưa được tận dụng khai thác mà chủ yếu sử dụng cho mục đích du lịch và chưa có giải pháp nào được đưa ra để khai thác và tận dụng nguồn NLTT này. Theo khảo sát Việt Nam có khoảng 264 nguồn, suối nước nóng phân bố tương đối đều trên cả nước, như Kim Bôi (Hoà Bình);Thạch Bích (Quảng Ngãi); Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu), với nhiệt độ trung bình từ 70 – 1000C ở độ sâu 3km. Các nguồn nhiệt này có khả năng xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt có công suất từ 3 đến 30MW. Riêng khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hoà, nơi có các nguồn địa nhiệt với nhiệt độ từ 70 – 1500C được xem là có tiềm năng lớn để khai thác và xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200MW. Hiện tại, việc sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam hầu như chỉ dừng lại ở sấy nông sản.
Các nhà khoa học thuộc Tổng cục địa chất đã sử dụng nước nóng 640C (Mỹ Lâm) và 850C ( Hội Vân-Bình Định) từ giếng khoan để sấy chè, cùi dừa, sắn khoai, quả, dược liệu.
Các nhà khoa học thuộc Tổng cục địa chất đã sử dụng nước nóng 640C (Mỹ Lâm) và 850C ( Hội Vân-Bình Định) từ giếng khoan để sấy chè, cùi dừa, sắn khoai, quả, dược liệu.
Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường