Rác thải nhựa phải mất 100 năm, thậm chí là 1.000 năm mới có thể phân hủy. Trong quá trình đợi phân hủy đó, rác thải nhựa sẽ gây ra rất nhiều tác hại đến con người và môi trường sống!
Dự án được chính thức phê duyệt theo Quyết định số 1462/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 07 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Việt Nam
Quý 2/2022
Quý 3/2022
Rác thải nhựa là một vấn đề toàn cầu: nó giết chết động vật hoang dã, làm ô nhiễm đại dương và nước trên trái đất, và tồn tại lâu hơn nhiều so với thời gian sử dụng của chúng
Rác thải nhựa hiện được tìm thấy ở những vùng xa xôi nhất trên hành tinh. Nó giết chết các sinh vật biển và đang gây hại lớn cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào đánh bắt cá và du lịch.
Triển khai các hoạt động truyền thông và tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa ở cả cấp trung ương và địa phương
Xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo cải thiện công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm cơ chế hỗ trợ Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong sản xuất và sử dụng bao bì nhựa.
Xây dựng các mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa tại bảy thành phố/quận (huyện) tham gia Dự án, thông qua việc cam kết và triển khai chương trình Đô thị giảm nhựa của WWF.
Quản lý hiệu quả và giảm lượng tồn đọng rác thải nhựa tại ba khu bảo tồn biển quan trọng: Phú Quốc, Cù Lao Chàm và Côn Đảo.