Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm việc với bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam
Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế; Tổng cục Biển và Hải đảo; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; Văn phòng Bộ.
Trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại diện Đại sứ quán Na Uy và UNDP mong muốn tổ chức một Hội nghị quốc tế về Thích ứng biến đổi khí hậu và Nước biển dâng của các quốc gia thuộc nhóm CVF/V20 ở Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một thành viên của V20/CVF (Country Vulnerability Forum) vì vậy UNDP đề xuất tổ chức Hội nghị tại Việt Nam.
Chính phủ Na Uy sẽ tài trợ kinh phí cho hội nghị này, cung cấp kinh phí thông qua UNDP. UNDP là đơn vị triển khai, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, nội dung, chất lượng và quản lý kinh phí.
Hội nghị, là cơ hội để các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách, đặc biệt là những đại biểu đến từ các quốc gia dễ bị tổn thương, cùng nhau thảo luận về các mối đe dọa và cơ hội thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là diễn đàn cho các nhà khoa học, chuyên gia và cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu và thực tiễn tốt nhất của họ tới nhiều đối tượng và khuyến khích kết nối để tăng cường hợp tác.
Trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại diện Đại sứ quán Na Uy và UNDP mong muốn tổ chức một Hội nghị quốc tế về Thích ứng biến đổi khí hậu và Nước biển dâng của các quốc gia thuộc nhóm CVF/V20 ở Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một thành viên của V20/CVF (Country Vulnerability Forum) vì vậy UNDP đề xuất tổ chức Hội nghị tại Việt Nam.
Chính phủ Na Uy sẽ tài trợ kinh phí cho hội nghị này, cung cấp kinh phí thông qua UNDP. UNDP là đơn vị triển khai, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, nội dung, chất lượng và quản lý kinh phí.
Hội nghị, là cơ hội để các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách, đặc biệt là những đại biểu đến từ các quốc gia dễ bị tổn thương, cùng nhau thảo luận về các mối đe dọa và cơ hội thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là diễn đàn cho các nhà khoa học, chuyên gia và cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu và thực tiễn tốt nhất của họ tới nhiều đối tượng và khuyến khích kết nối để tăng cường hợp tác.
Quang cảnh buổi làm việc với đại diện thường trú UNDP và Đại sứ Na Uy tại Việt Nam
Cảm ơn UNDP đã mời Việt Nam làm chủ nhà cho sự kiện này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam đã sớm là thành viên của CVF và V20, t uy nhiên đầu mối phía Việt Nam về CVF là Bộ Ngoại giao, đầu mối V20 là Bộ Tài chính. Vì vậy để tổ chức Hội nghị trong khuôn khổ CVF/V20 năm 2020 thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải lấy ý kiến các đơn vị đầu mối này trước khi quyết định.
Theo Bộ trưởng, trong năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có rất nhiều hoạt động nhân dịp này. Các hoạt động dự kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được báo cáo Chính phủ và đã được đưa vào kế hoạch. Nếu tổ chức thêm sự kiện cấp cao này, cần báo cáo lại với Chính phủ để điều phối chung.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tại Hội nghị G20 mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự vừa qua, các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng là chủ đề được các nước tham dự quan tâm, đây cũng là chủ đề sẽ được nhắc đến nhiều tại Hội nghị COP 25 sẽ được tổ chức vào cuối năm 2019. Theo đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị UNDP, Đại sứ quán Na Uy sẽ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức hội nghị mở rộng có sự tham gia của các nước ASEAN, các nước V20 và các tổ chức đối tác phát triển để các bên tham dự đóng góp những ý kiến, sáng kiến về biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng, giải phát thải khí nhà kính, thay đổi tư duy phát triển và nhìn nhận những thực trạng của mình để cùng thảo luận tại COP 25 sắp diễn ra. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo Chính phủ và đưa vào chương trình ASEAN.
Theo Bộ trưởng, trong năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có rất nhiều hoạt động nhân dịp này. Các hoạt động dự kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được báo cáo Chính phủ và đã được đưa vào kế hoạch. Nếu tổ chức thêm sự kiện cấp cao này, cần báo cáo lại với Chính phủ để điều phối chung.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tại Hội nghị G20 mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự vừa qua, các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng là chủ đề được các nước tham dự quan tâm, đây cũng là chủ đề sẽ được nhắc đến nhiều tại Hội nghị COP 25 sẽ được tổ chức vào cuối năm 2019. Theo đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị UNDP, Đại sứ quán Na Uy sẽ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức hội nghị mở rộng có sự tham gia của các nước ASEAN, các nước V20 và các tổ chức đối tác phát triển để các bên tham dự đóng góp những ý kiến, sáng kiến về biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng, giải phát thải khí nhà kính, thay đổi tư duy phát triển và nhìn nhận những thực trạng của mình để cùng thảo luận tại COP 25 sắp diễn ra. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ báo cáo Chính phủ và đưa vào chương trình ASEAN.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT chụp ảnh lưu niệm với đại diện UNDP và Đại sứ Na Uy
Nhân dịp này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của UNDP và của Na uy trong thời gian qua trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Nhiều hỗ trợ của UNDP và Na uy, nhất là xây dựng thể chế, tăng cường năng lực, trồng rừng, thích ứng BĐKH.
Ngoài ra, hai bên cùng trao đổi trong hợp tác về tình hình hợp tác trong vấn đề kinh tế xanh lam và rác thải biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UNDP tiếp tục hợp tác các nội dung triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Kế hoạch tổng thể về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, hai bên cùng trao đổi trong hợp tác về tình hình hợp tác trong vấn đề kinh tế xanh lam và rác thải biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UNDP tiếp tục hợp tác các nội dung triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Kế hoạch tổng thể về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo monre.gov.vn