Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam của Việt Nam, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, có một hệ thống kênh rạch chằng chịt, ngang dọc trong khu vực và liên kết các vùng nội địa xa xôi trực tiếp ra biển.
Đặc biệt tại nhiều khu vực nông thôn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nói chung và Long An nói riêng rác thải vẫn chưa được phân loại đúng cách, rác chủ yếu được trộn lẫn để chôn lập tại các bãi rác lộ thiên hoặc đốt.
Trước thực trạng trên, từ năm 2020, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức thí điểm đề án quản lý rác thải ở tỉnh Long An.
Thí điểm mô hình tại khu vực nông thôn tỉnh Long An
Từ giữa năm 2023, sau thành công thực hiện đề án quản lý rác thải ở khu vực đô thị tỉnh Long An, Dự án tiếp tục hỗ trợ tỉnh Long An thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn và sản xuất compost chất lượng cao cho tổng cộng 3.400 hộ gia đình, trong đó 2.710 hộ ở thị trấn Vĩnh Hưng và 690 hộ ở xã Thái Trị (trong đó có 185 hộ ở khu vực hiện đang tiếp cận với dịch vụ thu gom rác và mở rộng việc thu gom rác cho 505 hộ). Việc tăng cường triển khai công tác quản lý rác thải ở khu vực nông thông tại 3.400 hộ gia đình đã góp phần giảm thiểu 15% lượng rác thải nhựa rò rỉ ra môi trường của chính các hộ gia đình. Đặc biệt, đối với lượng rác thải hữu cơ được phân loại đã được áp dựng mô hình sản xuất phân compost từ trên quy mô thương mại hoá.
Dự án sẽ phối hợp với các hộ gia đình thực hiện hiệu quả của compost đối với cây trồng điển hình như cây lúa và rau màu trên địa bàn để đánh giá hiệu quả và tối ưu hoá các phương án từ thug om, phân loại và thực hiện làm phân compost tại các địa phương khác trên toàn tỉnh Long An.
Hiệu quả tích cực
Chỉ sau khoảng 2 tháng thí điểm mô hình thì có khoảng 60-70% hộ tham gia phân loại và giao rác đúng quy định với chất lượng phân loại được đánh giá khá tốt. Chất lượng phân loại rác của các hộ gia đình đã tăng dần theo thời gian trong, trong đó trong khoảng 3 tuần đầu thực hiện mô hình, chất lượng phân loại của các hộ gia đình phân loại tốt đã tăng từ 54,4% từ tuần thứ 1 lên đến 83,6% trong tuần thứ 3. Số lượng các hộ phân loại yếu giảm từ 4.1% trong tuần đầu xuống còn 0.2% trong tuần thứ 3. Ngoài ra, số lượng các hộ phân loại trung bình trong tuần đầu là 41,6% đã giảm xuống còn 16,2%trong tuần thứ. Điều này cho thấy người dân đã nhận thức được vai trò và lợi ích của việc phân loại cũng như cách thức phân loại rác.
Biểu đồ đánh giá chất lượng phân loại rác tại hộ dân của Tổ giám sát trong 1 tháng thí điểm
Sau 1 tháng thí điểm, tổng lượng rác được thu gom tại các hộ gia đình, hộ kinh doanh, dịch vụ, khu vực chợ, siêu thị, cơ quan công sở, trường học… trên địa bàn thị trấn là 230,6 tấn, trong đó rác hữu cơ khoảng 35 tấn, chiếm 15,2% tổng khối lượng rác và rác còn lại 195,6 tấn, chiếm 84.8%.
Tỷ lệ rác hữu cơ và rác còn lại thu được trong tháng 8/2023
Theo kết quả kiểm kê thành phần rác của Vĩnh Hưng tháng 12/2022, tỷ lệ rác hữu cơ trong tổng rác thải của hộ dân là 63%. Tuy nhiên, khi triển khai phân loại rác thì con số này thấp hơn rất nhiều, chỉ chiếm 15,2% tổng lượng rác, trong đó rác ở khu vực Bàu Sậy chiếm lượng khá lớn, khoảng 1 tấn/ngày thu gom.
Khi xem xét khối lượng rác hữu cơ vào các ngày thu rác hữu cơ có thể thấy tuần thứ 3 của mô hình thì có ngày rác hữu cơ thu được đến từ 3-4 tấn/ngày thu gom, nhưng tuần sau đó lại giảm về mức 2 tấn như trước và duy trì con số 2 tấn/ngày thu gom cho đến thời điểm lập báo cáo. Điều này được lý giải là do đây là khu vực nông thôn nên có một lượng lớn rác hữu cơ được người dân thu gom về để làm thức ăn chăn nuôi cá, nuôi heo.
Khối lượng rác hữu cơ thu được trong 1 tháng đầu triển khai mô hình
Ngoài ra, mẻ compost thương mại đầu tiên đã được ra lò và hiện đang gởi đến đơn vị chức năng đánh gía chất lượng để phục vụ cho việc thực nghiệm trên cây trồng trong thời gian sắp tới.
Một số hình ảnh dự án