“Biển nước ta có một tiềm năng hết sức quan trọng, trước hết là vị thế địa chiến lược, địa kinh tế, địa văn hóa cũng như các lợi thế về tài nguyên trong đó tính đa dạng về các nguồn tài nguyên như dầu khí, thủy sản, các tiềm năng phát triển du lịch, cảng hàng hải và cũng nằm trên tuyến đường mà hàng hải của quốc tế đi quan biển đông – là một trong những tuyến hàng hải lớn của thế giới và đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết nối Đông – Tây, Bắc Nam trên bình đồ chiến lược của thế giới.
Vì vậy trong tất cả những nghị quyết của Đảng và nhà nước thì Biển đều được xác định vị trí xứng đáng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân cũng như trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Đến năm 2007 lần đầu tiên chúng ta ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trong đó có mục tiêu phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu về biển. Đến năm 2018 trên cơ sở nhìn lại hơn 10 năm thực hiện chiến lược biển 2007 thì Đảng và Nhà nước lại tiếp tục ban hành Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến nawm2045. Và Chiến lược này chuyển hướng từ tiếp cận Chiên lược quản lý toàn diện và thống nhất về biển chuyển sang Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên nền tảng Kinh tế biển xanh và mục tiêu chung vẫn tiếp tục phấn đấu trở thành Quốc gia mạnh về biển giàu về biển hướng ra biển và dựa vào biển.
Phát biểu tại Diễn đàn Ông Jan Wilhem Grythe, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho biết:
“Trong 40 năm qua chúng ta đã có quan hệ và hợp tác chặt chẽ. Biển và kinh tế xanh và các lĩnh vực về biển luôn là lĩnh vực ưu tiên giữa hai quốc gia. Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ thế giới thì cả Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia có biển. Nếu như nhìn vào bản đồ Na Uy và nhìn sang Việt Nam thì tiềm năng về biển mà Việt Nam có khá giống Na Uy.
Phần lớn dân số chúng của hai nước sống gần biển và điều này khiến một bộ phận người dân đáng kể sống ngoài khơi. Cả hai nước chúng ta đã có nhiều năm kinh nghiệm về điều này nên chúng ta có thể chia sẻ cho nhau. Chúng ta đã có nhiều hợp tác để tạo ra các quy định giúp quản lý nghề cá. Chúng ta cũng có hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, nông nghiệp. Và đặc biệt chúng ta cũng đã có hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa trường đại học Nha Trang và một số trường đại học của Na Uy trong lĩnh vực thủy sản.
Chúng ta cũng có những hợp tác kinh tế như trong lĩnh vực hàng hải, có một số công ty giữa hai nước đã hợp tác trong lĩnh vực này. Cũng có một vài lĩnh vực ngoài nước mà chúng ta có thể hợp tác. Những gì chúng ta thấy bây giờ đó là Na Uy và Việt Nam đã vượt qua những hỗ trợ hay hợp tác truyền thống. Bây giờ cả hai quốc gia đang hướng tới một sự hợp tác kinh tế bền vững.
Đối với giải quyết ô nhiễm biển do nhựa, túi ni lông, hiện nay chúng tôi đã bắt đầu một số dự án hợp tác ở Việt Nam. Đây là những dự án hợp tác kỹ thuật lớn. Nếu thành công, các dự án đó sẽ đem lại cho chúng ta nhiều bài học mà mọi người có thể học hỏi và áp dụng ở nhiều nơi khác. Với bề dầy 40 năm hợp tác với Việt Nam, chúng tôi thấy rất lạc quan về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực chống rác thải nhựa trên biển.
Ông Jan Wilhem Grythe, Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam trao đổi tại Diễn đàn
Theo tôi, ở Việt Nam, việc quan trọng là phải cải thiện hệ thống thu gom rác. Tôi quan sát thẩy ở nơi tôi sống hiện nay, việc thu gom rác vẫn chưa hiệu quả. Còn nhiều khâu phải cải thiện. Một trong những Dự án mà Na Uy đang hỗ trợ Việt Nam là cải thiện hoạt động thu gom rác thải ở cấp cơ sở. Chúng tôi đang cố để đem lại giá trị kinh tế cho rác thải bằng cách biến nó thành tài nguyên. Đó là một lĩnh vực.
Một lĩnh vực nữa không kém phần quan trọng là xử lý rác thải. Bạn không thể chỉ thu gom rác và để đấy. Bạn có thể tái sử dụng hoặc sử dụng rác thải làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp khác. Chúng tôi đang hỗ trợ một dự án tại Việt Nam sử dụng rác thải nhựa làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy xi măng. Dự án này đang được thực hiện ở khu vực phía Nam Việt Nam, nơi một nhà máy có thể cung cấp mỗi năm 60 nghìn tấn nhựa, đi thẳng vào lò sản xuất xi măng.
Ở đây, chúng ta đang nói về các con số rất lớn. Với Dự án này, những cơ sở có rác thải nhựa có thể bán rác nhựa để lấy tiền. Trong khi đó, các nhà máy xi măng lại có một nguồn nhiên liệu giá rẻ cho hoạt động của mình.
Dự án này còn quan trọng ở chỗ nó được thực hiện ở cấp địa phương, không phải áp dụng các quy định chặt chẽ của nhà nước. Chúng tôi hy vọng, Dự án này sẽ là một ví dụ điển hình để mọi người thấy đây là một ý tưởng tốt và họ cũng muốn làm điều đó vì họ có thể kiếm tiền từ rác thải nhựa. Nếu thành công Dự án cũng sẽ góp phần to lớn vào mục tiêu giảm thiểu nhựa ở Việt Nam.
Một vấn đề nữa, theo kinh nghiệm của Na Uy, là phải có một quy hoạch tổng thể phù hợp. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững, ta cần phải có một cơ chế thống nhất, mọi người, mọi địa phương cùng thực hiện một quy trình chung. Chúng ta sẽ không áp dụng các cơ chế khác nhau cho mỗi tỉnh. Không thể tỉnh này làm thế này, tỉnh kia làm thế khác. Ở Na Uy chúng tôi có một quy hoạch chung để mọi địa phương cùng thực hiện một cách hiệu quả và bền vững. Chúng tôi hy vọng Việt Nam cũng làm như vậy. Đây cũng là lĩnh vực Na Uy có thể và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt là về quy hoạch hiệu quả không gian biển.
Ông Josh Kempinski, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật quốc tế (Fauna and Flora International-FFI) trao đổi tại Diễn đàn
Bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1998, chúng tôi vẫn đang từng bước thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ về những nơi mà chúng tôi đã đi qua. Ví dụ như ở vịnh Hạ Long, chúng tôi đã tập trung đặc biệt vào giáo dục. Cụ thể là FFI đã làm việc với chính quyền Quảng Ninh và Hải Phòng trong suốt nhiều năm liền về việc giáo dục cho trẻ em.
Việt Nam đã có những thành công to lớn trong lĩnh vực du lịch. Đó là một trong những câu chuyện thành công lớn nhất trên thế giới về tăng trưởng du lịch với số lượng khách truy cập hàng năm hàng năm. Tôi nghĩ rằng nó có một số vấn đề tương tự mà chúng tôi đã tìm hiểu. Đó là về sự cân bằng.
Ban đầu, đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế , du lịch và mọi thứ khác. Nhưng bây giờ cần phải có sự tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực tại Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình – theo một cách nào đó, nó đã là một quốc gia giàu có
Bây giờ chúng ta cần chuyển đổi tất cả mọi người. Đó là những người tiêu dùng, là các nhà lãnh đạo, là khu vực tư nhân. Chúng ta cần suy nghĩ về cách chúng ta có thể chuyển sang cách làm việc bền vững hơn, và điều đó rất đúng trong lĩnh vực du lịch. Khu vực tư nhân có một vai trò lớn trong chuỗi cung ứng nhưng tất nhiên chính phủ cuối cùng phải có trách nhiệm hàng đầu về quy hoạch tổng thể, kế hoạch quốc gia và đảm bảo rằng những điều đó được thực hiện. Bạn cần bảo đảm rằng, bạn cân bằng giữa bảo vệ môi trường và lợi ích du lịch. Điều này rất quan trọng với Việt Nam.Khai thác là rất cần thiết, và cần đi theo hướng bền vững và tìm cách cân bằng các lợi ích.
Một phần của điều này liên quan đến giáo dục và cách truyền đạt thông điệp tới tât cả mọi người. Phải cần có nhiều hơn quy định ở khía cạnh này, làm sao để cho phép du lịch phát triển bền vững, cũng như quy định đối với một số trường hợp đang phát triển không bền vững. Chúng tôi đã thấy có một số nơi phát triển không bền vững. Ví dụ như khu vực gần bờ biển phía nam Campuchia, có sự phát triển nhanh và nống không bền vững về du lịch. Việt Nam cần phải xem xét các ví dụ đó để có thể học hỏi và tránh mắc phải.
Chúng ta đã nói về việc Việt Nam có bờ biển và tài nguyên biển đáng tự hào như thế nào, năng lượng gió biển, nghề cá biển và du lịch có tiềm năng trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Nếu bạn đi dọc theo bờ biển Việt Nam, vẫn còn nhiều nơi hoàn toàn chưa phát triển. Một số khu vực có thể không được phát triển? Một số khu vực vẫn còn nguyên sơ ? Chúng tôi có thể hỗ trợ điều này hay không? Và liệu sự phát triển đó có nhạy cảm không? Tôi nghĩ rằng, đó là giai đoạn tiếp theo.
Trung tâm Truyền thông TN&MT