GIẢM RÁC THẢI BIỂN THÔNG QUA CẢI THIỆN QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

GIẢM RÁC THẢI BIỂN THÔNG QUA CẢI THIỆN QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM – DỰ ÁN THÍ ĐIỂM THU GOM RIÊNG TẠI LONG AN

1. GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, rác thải đại dương, đặc biệt là rác thải nhựa, đã được xác định là một vấn đề môi trường lớn. Trên phạm vi toàn cầu, hơn 80% nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ đất liền. Một lượng đáng kể rác thải nhựa đổ ra đại dương chỉ bắt nguồn từ một số quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sông Mekong là một trong những nguồn thải quan trọng nhất đối với rác biển trên toàn thế giới. Do đó, WWF đã chọn tỉnh Long An ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam làm khu vực triển khai dự án thí điểm. Là một phần trong cam kết toàn cầu của mình đối với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, WWF muốn chứng minh trong một dự án thí điểm về cách thức giải quyết các nguyên nhân gây ra tình trạng thải rác bừa bãi ra biển ở các nước đang phát triển bằng cách cải thiện các hoạt động quản lý chất thải.

Do đó, WWF đã triển khai dự án thí điểm để tích lũy kinh nghiệm về việc thu gom riêng và tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  1. Làm thế nào để có thể thiết kế một hệ thống thu gom riêng rác hiệu quả về mặt kinh tế, chi phí phù hợp với các quốc gia có thu nhập thấp?
  2. Cần thực hiện những quy định gì để đạt hiệu quả cao trong phân loại rác tại nguồn?
  3. Làm thế nào để đạt được mức độ tham gia cao của cộng đồng?
  4. Những cách tiếp cận như vậy có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu rác biển không?

Mục tiêu tổng thể: Giảm lượng rác thải đổ ra biển, đặc biệt là rác thải nhựa, từ kênh rạch và sông ngòi bằng các biện pháp cải thiện quản lý chất thải rắn ở Khu vực sông Cửu Long, Việt Nam.

2. TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Trong quá trình thực hiện dự án, các thông số sau được theo dõi và đánh giá: 

  • Hiệu suất thu gom rác (2 lần đo vào tháng 9/2020 và tháng 6/2021)
  • Thành phần rác thải thu gom (3 lần kiểm toán rác thải vào tháng 10, tháng 12/2020 và tháng 6/2021)
  • Sự sẵn sàng hợp tác của người dân (được đánh giá bởi công nhân thu gom rác tại Bình Đông 2, từ tháng 8 đến tháng 10/2020 bằng phiếu đánh giá)
  • Tương tác giữa các bên liên quan (các cuộc họp thường xuyên với các bên liên quan, tập huấn bổ sung cho các nhóm tôn giáo, chủ nhà trọ, nhà hàng, v.v.)
  • Khả năng hội nhập và sự sẵn sàng tham gia của khu vực phi chính thức (nghiên cứu khu vực phi chính thức)
  • Chi phí và doanh thu tiềm năng (được tính toán và đánh giá bởi chuyên gia kỹ thuật, Tiến sĩ Wolfang Simoneit)

Dự án thí điểm tạo cơ sở để tối ưu hóa phương án thu gom và triển khai đến các khu vực khác của thành phố và trên toàn tỉnh Long An.

  • KẾT QUẢ

Nhìn chung, dự án thí điểm đã triển khai thành công trong khu vực đô thị. Chỉ sau 2 tuần, hơn 85% người dân khu phố Bình Đông 2 thực hành phân loại rác tại nguồn tốt hơn. Trong 10 tháng, 980 tấn rác hữu cơ chất lượng cao đã được thu gom riêng tại phường 3, TP.Tân An. Ước tính, hơn 60% tổng số rác thải có thể được chuyển đổi, không phải mang đi chôn lấp. 

Hình thức thu gom riêng rác thải hộ gia đình, sử dụng nhiều lao động, kiểm soát trực tiếp chất lượng phân loại rác và phân loại lại đã được chứng minh là có tính khả thi cao và rất phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Đồng thời, kết quả cho thấy phương pháp này tiết kiệm chi phí hơn so với hệ thống thu gom hiện tại, được đặc trưng bởi các phương tiện thu gom nặng nề, tốn nhiều vốn. Tổng cộng, mức tiết kiệm chi phí có thể đạt được và đóng góp vào việc thu hồi chi phí thông qua tái chế nằm trong khoảng 30 – 35% so với hệ thống hiện tại.

Duy trì và mở rộng mô hình phân loại rác tại phường 3, thành phố Tân An sau khi WWF ngừng hỗ trợ

Với kết quả đáng khích lệ của dự án thí điểm, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có thông báo số: 313/TB-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022:

  1. Ghi nhận kết quả của dự án và đánh giá cao sự hỗ trợ của WWF;
  2. Giao UBND thành phố Tân An tiếp tục duy trì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại Phường 3, xây dựng kế hoạch, lộ trình phù hợp để triển khai, nhân rộng mô hình trên toàn thành phố;
  3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
  4. Giao UBND các huyện, thị xã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và triển khai phân loại rác tại nguồn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Thực hiện mô hình thí nghiệm tại nông thôn 

Bước tiếp theo của ý tưởng, mô hình phân loại rác tại nguồn sẽ được triển khai tại một địa điểm thích hợp của khu vực nông thôn ĐBSCL từ năm 2022-2024.

Mục tiêu của dự án thí điểm ở nông thôn:

  1. Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom và xử lý rác thải cho khu vực nông thôn;
  2. Kiểm tra tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả và sự chấp nhận của xã hội đối với khái niệm thu gom riêng ở khu vực nông thôn.

Một số hình ảnh dự án

 


Công nhân phân loại và thu gom riêng rác hữu cơ

Kiểm toán thành phần rác thải hộ gia đình

Hội thảo tổng kết mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn ở Phường 3, TP Tân An

Tập huấn chuẩn bị mở rộng mô hình cho toàn TP Tân An năm 2023

Bài viết liên quan