Đô thị giảm nhựa là một sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhằm kết nối các thành phố và các điểm đến du lịch cùng hành động chống lại ô nhiễm nhựa. Thông qua chương trình, WWF nâng cao năng lực cho các địa phương nhằm đạt được mục tiêu không rác nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình mong muốn tạo ra mạng lưới kết nối 25 đô thị không rác thải nhựa tại Đông Nam Á vào năm 2025; tạo bước đệm để đạt được con số 1.000 đô thị không rác thải nhựa trên toàn thế giới vào năm 2030.
Theo ước tính của WWF, khoảng 60% rác thải nhựa trên toàn cầu có nguồn gốc từ các đô thị (Ảnh WWF)
Với mục tiêu hướng tới đô thị không rác thải nhựa, Việt Nam hiện nay đã và đang tích cực phòng chống ô nhiễm nhựa; nhắc đến giảm thiểu nhựa ở các đô thị không thể không kể đến 8 đô thị tham gia vào Chương trình Đô thị Giảm Nhựa của WWF. Gần đây nhất, Thành phố Hà Tĩnh là đô thị thứ 8 trong cả nước tham gia chương trình này bên cạnh các địa phương: thành phố Phú Quốc và thành phố Rạch Giá (Kiên Giang); quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng; thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; thành phố Tân An, tỉnh Long An; thành phố Huế, huyện A Lưới – tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Mặc dù trước đấy các đô thị cũng đã nỗ lực trong công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa và ghi nhận một số kết quả khả quan nhưng nhìn chung việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung, chất thải nhựa nói riêng trên địa bàn chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, việc tham gia dự án được coi là một trong những giải pháp chiến lược của địa phương trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, rác thải nhựa.
Có thể thấy Việt Nam đang khẳng định những đóng góp tích cực để loại bỏ rác thải nhựa với các mục tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể, bao gồm:
- Đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương;
- Tích cực truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương;
- Chính phủ Việt Nam tích cực ủng hộ và sẵn sàng tham gia trong việc xây dựng một thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương; xây dựng giải pháp toàn cầu trong ứng phó với rác thải nhự
Thông qua Chương trình này, WWF hy vọng có thể hỗ trợ các thành phố xây dựng năng lực quản lý rác thải và hướng đến mục tiêu loại bỏ rác thải nhựa khỏi môi trường vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, WWF đang kêu gọi các thành phố lớn tại châu Á chia sẻ những kinh nghiệm giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả nhất của họ. Chương trình Đô thị Giảm Nhựa sẽ có ý nghĩa rất lớn để ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nhựa trong tương lai khi dân số ở các thành phố ngày càng tăng nhanh.