Hỗ trợ các sáng kiến của nhóm cộng đồng địa phương tại Phú Yên
Trong năm 2020, Phú Yên cũng là một trong bốn địa bàn cùng với Đà Nẵng, Rạch Giá và Phú Quốc tham gia đồng hành cùng cuộc chi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa” năm 2020 do WWF-Việt Nam tổ chức huy động nguồn lực từ hai dự án nêu trên. Thông qua cuộc thi, sáng kiến dùng lá bàng biển để ép thành các vật dụng thay thế cho đồ nhựa dùng một lần của nhóm Tuyến Mo Cau đã trở thành một trong bốn giải nhất và nhận được hỗ trợ 100.000.000 VNĐ từ dự án Đô thị giảm nhựa để triển khai trong năm 2021. Với hỗ trợ này, mô hình đã được tạo nền móng để triển khai tại Phú Yên với 01 máy ép được hỗ trợ, các khuôn mẫu, nhân lực triển khai mô hình và các bước nghiên cứu – tiếp cận thị trường Phú Yên được thực hiện trong năm 2021. Từ đó tới nay, hàng nghìn sản phẩm đã được liên tục sản xuất và bán ra thị trường góp phần thay thế cho hàng nghìn đồ nhựa dùng một lần, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân bản địa qua việc thu gom và cung cấp lá cho đơn vị sản xuất.
Năm 2022, Dự án tiếp tục kết nối và thúc đẩy các sáng kiến của các nhóm địa phương nhằm tạo nền móng cho các nỗ lực hướng tới giải quyết các vấn đề ô nhiễm rác của Phú Yên và mô hình được lựa chọn là Phân loại rác chợ An Phú và xử lý bằng phương pháp nuôi trùn quế của xã đoàn An Phú, thành phố Tuy Hoà. Các hoạt động được thực hiện bao gồm:
- Kiểm toán rác chợ An Phú;
- Trang bị xe thu gom riêng rác hữu cơ tại chợ;
- Thu gom riêng rác hữu cơ từ chợ và xử lý bằng trùn quế và phương pháp ủ phân hữu cơ;
- Trung bình lượng rác hữu cơ từ chợ An Phú phát sinh 60-100kg/ngày. Trong khi khả năng xử lý của mô hình có thể cao hơn, do đó tiếp tục lan toả và nhân rộng hoạt động phân loại và thu gom rác hữu cơ tới các đối tượng cộng đồng và hộ kinh doanh lân cận;
- Ngày 16/11/2022, Dự án đã phối hợp với xã đoàn An Phú tổ chức tập huấn phân loại và xử lý rác cho các hộ kinh doanh và hộ gia đình lân cận để nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm – ủng hộ của các bên liên quan và tăng cường lượng rác hữu cơ có thể thu gom và xử lý;
- Tiếp tục định hướng phát triển mô hình theo hướng kinh tế bền vững, tạo nguồn lợi cho các nhóm cộng đồng và duy trì hoạt động kể cả sau khi dự án rút đi.