Ô NHIỄM NHỰA: LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP VỚI MỘT HIỆP ƯỚC TOÀN CẦU CỦA LIÊN HỢP QUỐC

01/01/2021

(Nguồn: WWF-Viet Nam.net)

Nhiều doanh nghiệp lớn đã đưa ra lời kêu gọi đối với một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc về ô nhiễm nhựa nhằm giải quyết sự thiếu liên kết giữa các quy định, hoàn thiện các biện pháp được thực hiện tự nguyện, ủng hộ lời kêu gọi từ các tổ chức Phi Chính phủ hàng đầu bao gồm WWF và Quỹ Ellen MacArthur đối với thỏa thuận quốc tế quan trọng này.

Trong một báo cáo chung, Ô nhiễm Nhựa: Lợi ích cho Doanh nghiệp với một Hiệp ước toàn cầu của Liên Hiệp Quốc, WWF, Quỹ Ellen MacArthur và Boston Consulting Group kết luận rằng mặc dù số lượng các sáng kiến được thực hiện tự nguyện và các quy định quốc gia đã tăng gấp đôi trong năm năm qua, rác thải nhựa vẫn tiếp tục rò rỉ ra môi trường với tốc độ đáng báo động – hơn 11 triệu tấn nhựa rò rỉ vào các đại dương mỗi năm. Cần có một giải pháp cấp bách để gắn kết, củng cố những nỗ lực hiện tại thông qua một cách tiếp cận có sự phối hợp và tham vọng hơn.

Báo cáo đề ra cơ hội cho một hiệp ước toàn cầu mới của Liên Hiệp Quốc về ô nhiễm nhựa để giúp thúc đẩy về cả tốc độ và quy mô của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa. Thông qua việc thiết lập một cơ cấu chung, một hiệp ước toàn cầu sẽ thiết lập định hướng và điều kiện rõ ràng, tạo động lực cho các chính phủ và doanh nghiệp hành động một cách dứt khoát hơn. Các tác giả của báo cáo cho rằng một thỏa thuận toàn cầu sẽ đặt ra các mục tiêu toàn cầu và các mục tiêu có tính ràng buộc, cùng với các kế hoạch hành động quốc gia và các biện pháp xuyên suốt, sẽ giúp giảm độ phức tạp trong các nỗ lực về chính sách, nâng cao việc lập kế hoạch đầu tư, hỗ trợ đổi mới và phát triển cơ sở hạ tầng. Nếu như các sáng kiến được thực hiện tự nguyện có thể mang lại sự thay đổi giữa các nhà lãnh đạo, thì một cách tiếp cận có tính ràng buộc quốc tế sẽ là việc cần thiết để có thể mang lại sự thay đổi ở mức độ quy mô của một lĩnh vực hay một ngành.

Một số công ty lớn trên toàn cầu đã nâng tầm những phát hiện trong báo cáo này thông qua một Lời kêu gọi hành động, có thể xem tại www.plasticpollutiontreaty.org, để thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bắt đầu đàm phán về một hiệp ước toàn cầu mới. Tại thời điểm ra mắt báo cáo, vào ngày 14/10/2020, 29 công ty lớn trên toàn cầu, bao gồm Amcor, Borealis, Danone, H&M, Mars, Nestlé, PepsiCo, Tesco, Coca-Cola, Unilever và Woolworths, đã ủng hộ Lời kêu gọi hành động này. Bản tuyên bố này hiện vẫn mở cho các bên ký kết mới và danh sách các công ty ủng hội dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới.

Bài viết liên quan